Nguyên nhân trẻ nhút nhát là do yếu tố di truyền gia đình, môi trường sống, trẻ em chậm nói… Dù nguyên nhân từ đâu thì khi trẻ nhút nhát và ngại giao tiếp thì bố mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra cách khắc phục sớm nhất. Cùng xem bài viết dưới đây nhé
5 nguyên nhân khiến cho trẻ nhút nhát, thiếu tự tin
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại thì hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn con sẽ tự tin và có ý chí kiên cường mạnh mẽ. Tuy nhiên rất nhiều trẻ hiện nay lại tỏ ra khá nhút nhát thiếu tự tin và điều đó khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng.
Và nguyên nhân trẻ nhút nhát, thiếu tự tin được thống kê là do những yếu tố sau :
Do yếu tố di truyền |
|
Vấn đề bệnh lý |
|
Môi trường sống tác động |
|
Trẻ được gia đình quá bao bọc |
|
Ảnh hưởng bởi tâm lý |
|
Ngoài ra theo một số thông tin mà chúng tôi đã thống kê được thì vấn đề nhút nhát ở trẻ còn xuất hiện ở những trẻ có tính cách hướng nội, trẻ thích chơi theo cách riêng của mình, trẻ không tìm được tiếng nói chung cũng như không tìm được người hiểu được nhu cầu của mình….
Cách khắc phục trẻ nhút nhát, thiếu tự tin
Trẻ nhút nhát, thiếu tự tin có thể diễn ra ở một giai đoạn sau đó sẽ mất đi hoặc khi bố mẹ kịp thời phát hiện và can thiệp cho trẻ sớm nên trẻ được cải thiện và tự tin hơn. Chính vì vậy, lkhi thấy con có những biểu hiện của trẻ nhút nhát, thiếu tự tin thì bố mẹ nên tham khảo các giải pháp sau:
Giải pháp khắc phục từ chuyên gia
Theo khảo sát và phân tích của một số chuyên gia thì việc trẻ tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin là do trẻ có thể đang mắc phải các hội chứng của trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, trẻ ngại giao tiếp…. Và khi mắc phải các hội chứng đó thường vấn đề ngôn ngữ của trẻ bị cản trở dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và trở nên nhút nhát hơn. Đối với các trường hợp này thì các chuyên gia sẽ có lời khuyên cho gia đình về việc can thiệp sớm để trẻ có thể có khả năng cải thiện tình trạng này.
Trong đó, chuyên gia khuyên bố mẹ nên cho con tiếp cận và sử dụng các liệu pháp can thiệp các phương pháp phục hồi chức năng. Chẳng hạn như: áp dụng các liệu pháp âm ngữ trị liệu để cải thiện tình trạng ngôn ngữ, lời nói ở trẻ với những trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ Còn với những trẻ gặp rào cản về chức năng vận động hoặc có những khiếm khuyết về chức năng vận động thì gia đình nên cho trẻ can thiệp phương pháp vật lý trị liệu.
Bởi vật lý trị liệu giúp cho trẻ cải thiện đáng kể chức năng vận động và giúp trẻ có thể tự tin thể hiện bản thân mà không bị rào cản về vận động. Cùng với đó thì trẻ cũng cần được can thiệp cả những liệu pháp tâm lý trị liệu để giải tỏa những vấn đề tâm lý mà trẻ đang gặp phải. Từ đó giúp trẻ không bị tự ti và sẵn sàng thể hiện cá tính hay suy nghĩ riêng của trẻ
Giải pháp khắc phục từ gia đình
Cùng với chuyên gia thì bố mẹ cũng cần phải hỗ trợ để giúp con cải thiện tình trạng nhút nhát, thiếu tự tin. Trong đó bố mẹ cần
Tạo không gian rèn luyện cho trẻ |
|
Khích lệ và động viên con nhiều hơn |
|
Dành nhiều thời gian cho con |
|
Lập kế hoạch riêng cho con |
|
Để trẻ thể hiện cá tính riêng |
|
Tóm lại, gia đình luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp trẻ vượt qua sự sợ hãi, nhút nhát. Do đó, bố mẹ hãy luôn tạo cho con một môi trường phát triển tốt nhất và hãy để con có nhiều thời gian để thể hiện cá tính riêng. Có như vậy trẻ mới dám thể hiện và tự tin bày tỏ cảm xúc của mình.
Giải pháp khắc phục từ xã hội
Ngoài việc trẻ được can thiệp từ phía chuyên gia và gia đình thì trẻ cũng cần có một môi trường xã hội lành mạnh để luyện tập và khắc phục vấn đề nhút nhát trong trẻ.Trong đó bố mẹ có thể cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng mềm để giúp trẻ được bồi dưỡng thêm các kỹ năng ứng phó và xử lý trước đám đông. Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể phối hợp với nhà trường và giáo viên để hỗ trợ con tham gia tích cực hơn vào các hoạt động của trường, lớp để con có thêm cơ hội để phát triển bản thân và rèn luyện sự tự tin.
Việc nắm bắt được nguyên nhân trẻ nhút nhát, thiếu tự tin sẽ giúp bố mẹ kịp thời can thiệp và tìm được cách khắc phục sớm để cải thiện tình trạng này của trẻ. Và điều đó sẽ giúp trẻ sớm lấy lại sự tự tin và phát triển một cách tốt nhất. Nếu trường hợp bố mẹ gặp khó khăn trong quá trình can thiệp hãy nhờ tới sự can thiệp của các chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất nhé.