Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường xuất phát từ các vấn đề liên quan tới dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan. Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ảnh hưởng lớn tới khả năng giao tiếp và học tập. Tìm hiểu ngay nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ bao gồm ba nguyên nhân chính đó là do các hội chứng bệnh bẩm sinh, rối loạn phát âm và rối loạn giọng nói. Phần dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ không nên tự xác định nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ mà cần đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và kiểm tra.
1. Do yếu tố bẩm sinh
Trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các bệnh bẩm sinh dưới đây:
- Rối loạn não bộ: Trẻ mắc các bệnh như tự kỷ,… có thể gặp vấn đề rối loạn ngôn ngữ.
- Chấn thương não hoặc u não: Trẻ em gặp các chấn thương liên quan tới cùng não.
- Dị tật bẩm sinh: Trẻ mang hội chứng Down, bại não,…
- Các vấn đề xảy ra trong thai kỳ: Trẻ suy dinh dưỡng, hội chứng rượu bào thai, trẻ sinh thiếu cân.
- Tiền sử gia đình: Thành viên trong gia đình gặp các rối loạn ngôn ngữ thì khả năng trẻ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn.
2. Do rối loạn phát âm
Rối loạn phát âm hay còn gọi là nói lắp chỉ việc trẻ lặp đi lặp lại một cụm từ mà không thể kiểm soát, trẻ nói nhiều nhưng không có nghĩa. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:
- Trẻ gặp bất thường về gen
- Thường xuyên căng thẳng cảm xúc.
- Não gặp chấn thương hoặc nhiễm trùng.
- Cấu trúc cơ và xương của trẻ bị thay đổi. Trẻ gặp các vấn đề về răng lợi, hở hàm ếch, gây khó khăn trong quá trình phát ra âm thanh.
- Các bộ phận liên quan tới não và dây thần kinh bị tổn thương. Khi đó, các cơ sẽ khó hoạt động nhịp nhàng để tạo ra lời nói.
- Trẻ mất thính giác.
3. Do rối loạn giọng nói
Khác với rối loạn phát âm, rối loạn giọng nói xảy ra nếu trẻ gặp vấn đề khi không khí đi từ phổi qua dây thanh và phát ra họng, mũi, miệng, môi. Nếu quá trình trên không thuận lợi sẽ gây ra rối loạn ngôn ngữ, trẻ diễn đạt kém. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những lý do sau:
- Trào ngược dạ dày.
- Ung thư vòm họng.
- Các vấn đề liên quan tới vòm miệng, hở hàm ếch.
- Tổn thương dây thần kinh dây thanh. Các cơ nối dây thanh gặp bất thường.
- Màng hoặc khe hở ở thanh quản. Dị tật bẩm sinh này gây một lớp mô mỏng chắn dây thanh, khó phát âm.
- Dây thanh âm phát triển các bất thường nhưng không phải ung thư như:polyp, u hoặc loét).
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Các loại rối loạn ngôn ngữ sẽ nguy hiểm nếu nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ liên quan tới bệnh lý. Ngoài ra, chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng diễn đạt và bày tỏ cảm xúc của trẻ. Về lâu dài, trẻ rất dễ gặp các vấn đề liên quan tới tâm lý do không thể giúp người khác hiểu được những suy nghĩ và cảm giác của mình.
Ngoài ra, trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu hành động và cử chỉ của mọi người xung quanh. Khi bước vào giai đoạn học tập, trẻ thường vất vả hơn trong việc học từ mới, trả lời câu hỏi của giáo viên và làm theo hướng dẫn.
Nếu có biểu hiện bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các đơn vị phục hồi chức năng có thẩm quyền để tiến hành can thiệp. Bạn không nên
bỏ lỡ “thời điểm vàng” can thiệp của bé bởi khi trẻ càng lớn khả năng phục hồi càng ít và không thể đạt hiệu quả như mong muốn.
Các biện pháp phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Để phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể áp dụng những cách sau:
- Để trẻ học nói bằng cách nghe: Trong quá trình bé nghe và học, mẹ hãy sử dụng đúng từ và có cách phát âm chính xác để bé nghe và học theo một cách hiệu quả.
- Thường xuyên đọc sách cho trẻ: Thông qua việc kể chuyện, bé có thể học ngôn ngữ nhanh và hiệu quả hơn. Kết hợp với đó, mẹ hãy chỉ vào những vật mà mẹ muốn bé nhận biết như cây, ô tô, mèo,…
- Hát cho trẻ nghe: Hát là một hình thức vui nhộn giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh nhất. Việc hát sẽ giúp ích rất nhiều trong ngăn ngừa rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.
- Cảnh giác trước các vấn đề về giọng nói: Trẻ nhỏ thường xuyên gặp các vấn đề về giọng nói như khàn hoặc nghẹn cổ do thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên diễn ra quá dài và không có dầu hiệu thuyên giảm, cha mẹ lên đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra.
- Giao tiếp bằng mắt với trẻ: Nếu cha mẹ gặp tình trạng trẻ nói lắp, hãy để trẻ tiếp xúc mắt với cha mẹ và chỉ cho con cách phát âm đúng hơn.
- Không gây căng thẳng: Trẻ nhỏ thường gặp hiện tượng nói lắp khi căng thẳng. Do đó, trong quá trình con tập nói hãy để trẻ thật thoải mái, giảm bớt sự lo lắng cho trẻ để tốt cho sức khoẻ tinh thần cũng như quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về một số nguyên nhân rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Nếu phát hiện con có những biểu hiện bất thường về giọng nói hoặc phát âm, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiến hành đánh giá rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.