Là những bậc phụ huynh trong thời kỳ nuôi con, ba mẹ luôn cố gắng tìm ra giải pháp hữu hiệu giúp trẻ nhanh biết nói. Tuy nhiên, với những trẻ chậm nói, ba mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được cung cấp bài tập phù hợp và hiệu quả hơn. Bài viết sau sẽ gợi ý cho bạn một số cách giúp trẻ nhanh biết nói hiệu quả và đơn giản.
8 mẹo giúp trẻ nhanh biết nói hiệu quả cha mẹ nên biết
Hiện nay có rất nhiều mẹo dân gian hỗ trợ trẻ nói nhanh nhưng ba mẹ nên cân nhắc thật kĩ càng trước khi áp dụng với trẻ. Đặc biệt, nếu con có dấu hiệu trẻ chậm nói, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để kiểm tra đánh giá, không nên áp dụng mẹo tại nhà. Sau đây là 8 mẹo giúp trẻ nhanh biết nói an toàn, bố mẹ có thể tham khảo.
1. Thường xuyên trò chuyện với trẻ
Trò chuyện với trẻ là mẹo đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao giúp trẻ nhanh biết nói. Những câu nói đơn giản như:”Con mèo này xinh quá con nhỉ?”, “Để mẹ lấy bát cho con nhé”,… sẽ giúp bé hiểu sự vật và nhanh chóng có khả năng giao tiếp.
Việc trò chuyện với trẻ cần thực hiện càng sớm càng tốt ngay từ giai đoạn trẻ 0 – 1 tuổi. Dù con mới chỉ có khả năng bập bẹ nhưng cha mẹ vẫn cần trò chuyện để tạo cho con phản xạ khi giao tiếp. Con có cơ hội được nghe ba mẹ sẽ hình thành khả năng lắng nghe, hoạt ngôn và biết nói nhanh chóng. Tuy nhiên, cha mẹ cần kiên nhẫn bởi ở độ tuổi này trẻ vẫn chưa có khả năng phản ứng ngay lập tức vói những lời nói của cha mẹ.
Đặc biệt, trò chuyện là một phần rất quan trọng trong việc dạy trẻ chậm nói tại nhà. Thông qua trò chuyện với bố mẹ , trẻ sẽ tăng khả năng ghi nhớ từ vựng, giao tiếp linh hoạt và nhanh chóng hơn.
2. Đọc sách và kể chuyện cho trẻ
Đọc sách và kể chuyện cho trẻ tưởng chừng là một việc làm rất đơn giản những đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ về mặt ngôn ngữ. Mẹ có thể ôm con vào lòng sau đó cầm những cuốn truyện tranh để chỉ những hình ảnh ngộ nghĩnh và kể chuyện cho trẻ. Việc này sẽ kích thích trí tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Chơi trò chơi cùng trẻ
Việc cha mẹ dành thời gian chơi trò chơi cùng trẻ không những vun đắp tình cảm mà còn cải thiện khả năng nói cho trẻ. Trẻ có thể phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian, những đồ chơi sáng tạo, kích thích trí óc.
Một điều đặc biệt hơn, mẹ có thể tạo cho con một nhóm nhỏ để chơi cùng giúp trẻ tự tin và tăng khả năng tương tác với người khác. Bố mẹ có thể nhờ các bạn hàng xóm trạc tuổi trẻ tới chơi cùng con. Phương thức này không những giúp trẻ nhanh biết nói mà còn tạo cho trẻ môi trường hoà nhập.
4. Hát cho trẻ nghe
Âm nhạc là “liều thuốc” tương đối hữu hiệu hỗ trợ mẹ cải thiện khả năng giao tiếp của bé. Ba mẹ hãy hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi vui nhộn, ca dao, tục ngữ,..Việc hát sẽ kích thích não bộ trẻ, giúp trẻ ghi nhớ nhanh và theo đúng vần điệu. Vốn từ ngữ của trẻ sẽ nhanh chóng mở rộng và cải thiện rõ rệt.
5. Gọi tên các đồ vật quen thuộc
Gọi tên các đồ vật giúp tác động tới trí nhớ của trẻ, giúp trẻ ghi nhớ những gì mình vừa được học. Chỉ đơn giản bằng câu hỏi:”Con ơi đây là cái gì?” bạn đã giúp trẻ nhận biết các đồ vật một cách nhanh chóng. Phương thức này rất hay và thú vị, bố mẹ có thể dễ dàng áp dụng mọi lúc mọi nơi đồng thời rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ.
6. Đưa trẻ tới khu vui chơi công cộng
Những địa điểm công cộng như vườn bách thú, công viên, bảo tàng,.. là những địa điểm thú vị và bổ ích giúp trẻ mở mang kiến thức. Ngoài ra, việc đưa trẻ ra ngoài giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Đặc biệt, vốn từ của trẻ sẽ được mở rộng hơn không còn bó hẹp trong những vật dụng thông thường trong nhà.
7. Hạn chế cho trẻ dùng các thiết bị điện tử
Thiết bị điện tử tác động xấu tới khả năng giao tiếp của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài càng dễ mắc phải chứng chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Cha mẹ cần quy định thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đảm bảo con xem những chương trình lành mạnh.
8. Không chê bai trẻ
Nếu bé nhà bạn có phần chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, ba mẹ cần kiên nhẫn hơn để con có thể tự tin khi giao tiếp. Ba mẹ tuyệt đối không nói những câu mang tính tiêu cực như “Cháu nhà em chậm mồm chậm miệng lắm”, “Từng này tháng rồi mà sao con vẫn không nói được thế này”,… Câu nói tưởng chừng vô tình trên sẽ tác động xấu tới sự phát triển của trẻ.
Một số lưu ý khi áp dụng mẹo giúp trẻ nhanh biết nói
Trên đây chỉ là những mẹo được các mẹ truyền tai nhau. Chính vì vậy, nếu trẻ chậm nói kém tập trung thì mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế kiểm tra và hỏi ý kiến nhà chuyên môn trước khi áp dụng các mẹo trên. Sau đây là một số lưu ý khi áp dụng mẹo giúp trẻ nhanh biết nói:
- Mẹo chưa được kiểm chứng: Những mẹo nêu trên tuy tương đối phổ biến trong cuộc sống nhưng chưa được bất kỳ tài liệu khoa học nào xác nhận. Chính vì vậy không khẳng định tất cả trẻ áp dụng đều có thể nhanh biết nói.
- Tìm hiểu kỹ nguyên nhân: Trẻ chậm nói do rất nhiều nguyên nhân. Rất có thể trẻ mắc bệnh lý nào đó như chậm nói, bạo não, tự kỷ,… Để chắc chắn, mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Không ép trẻ: Trong các quá trình kích thích trẻ chậm nói, việc gượng ép trẻ là điều tuyệt đối không nên làm. Gượng ép khiến trẻ cảm thấy áp lực và căng thẳng khi bị buộc phải giao tiếp.
- Bắt đầu sớm: Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trong giai đoạn sơ sinh, trẻ chưa thể nhận thức nên không nói chuyện với trẻ. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi ở độ tuổi này trẻ đã có những phản ứng với âm thanh và có kích thích tới não bộ.
- Có tương tác: Khi nói chuyện với trẻ mẹ cần để khoảng nghỉ. Khi mẹ hỏi “Con thấy chú mèo kia không?”. Mẹ hãy để dành một khoảng thời gian để trẻ ê, a đáp lại sau đó mới nói tiếp. Trẻ sẽ hiểu trong giao tiếp cần sự tham gia của hai người và có thứ tự lần lượt.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những phương thức giúp trẻ nhanh biết nói. Tuy nhiên những phương thức trên chưa được kiểm chứng bởi khoa học nên không thể khẳng định có hiệu quả với tất cả các bé. Hy vọng mẹ sẽ tìm ra cách hỗ trợ trẻ nhanh biết nói phù hợp với con.