Dính thắng lưỡi không phải là nguyên nhân gây ra trẻ chậm nói mà chỉ ảnh hưởng tới bật âm của trẻ. Cha mẹ cần đưa con đi kiểm tra và tiến hành phẫu thuật để khắc phục tình trạng trên. Tìm hiểu ngay sự ảnh hưởng của tật dính thắng lưỡi tới hiện tượng chậm nói ở trẻ.
Dính thắng lưỡi có làm bé chậm nói không?
Dính thắng lưỡi không phải là nguyên nhân chính khiến bé chậm nói. Đây là một tật bẩm sinh khiến trẻ khó phát âm ảnh hưởng tới khả năng vận hành lời nói ở trẻ. Dính thắng lưỡi có bốn cấp độ dính từ độ 1 đến độ 4. Nếu dính thắng lưỡi sâu sẽ ảnh hưởng tầm vận động của lưỡi. Trẻ sẽ nói ngọng, khó nói các âm từ có phụ âm lưỡi hoặc bị mất các âm đầu là âm lưỡi. Để trong một thời gian dài, từ một đứa trẻ có khả năng phát âm bình thường trẻ rất có thể bị chậm nói so với lứa tuổi.
Trẻ chậm nói nguyên nhân vô cùng đa dạng như trẻ chậm nói tự kỷ, chậm nói do yếu tố nuôi dạy, môi trường,… Chính vì vậy, để xác định chính xác liệu trẻ chậm nói do phải do hiện tượng dính thắng lưỡi hay không, phụ huynh nên đưa bé tới các cơ sở y tế để kịp thời thăm khám và có phương pháp khắc phục phù hợp.
>>>Xem thêm: Trẻ Chậm Nói Có Sao Không? Dấu Hiệu Bé Cần Can Thiệp Sớm?
Dấu hiệu trẻ chậm nói do dính thắng lưỡi
Để nhận biết trẻ chậm nói nguyên nhân do dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa con tới trực tiếp bệnh viện để kiểm tra. Bên cạnh đó, nếu con sau khi cắt thắng lưỡi vẫn gặp những hiện tượng sau đây thì khả năng cao bé bị chậm nói:
- Trẻ gặp khó khăn khi bật âm, phát âm.
- Trẻ không thể nói được tròn vành âm.
- Trẻ gặp khó khăn khi diễn đạt, giao tiếp, biểu đạt cảm xúc bằng lời nói
Tật dính thắng lưỡi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bé khó nói, khó phát âm, nói ngọng từ đó dẫn tới chậm nói. Ngoài ra, nếu trẻ sau khi tiến hành cắt thắng lưỡi vẫn không thể nói bình thường thì nguy cơ cao trẻ đã bị chậm nói. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để có phương pháp can thiệp phù hợp.
Cha mẹ cần làm gì khi con bị chậm nói do dính thắng lưỡi?
Cha mẹ tuyệt đối không nên tin tưởng những mẹo chữa trẻ chậm nói lan truyền trên mạng. Dính thắng lưỡi là nguyên nhân chính chứ không phải trẻ chậm nói tại mẹ không biết dạy. Khi phát hiện con có nguy cơ bị dính thắng lưỡi, phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện để tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ dính thắng lưỡi của con.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ thực hiện phẫu thuật dính thắng lưỡi. Phẫu thuật dính thắng lưỡi là một tiểu phẫu nhỏ, thường được tiến hành trong 15 phút và trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi sau 1 – 2 tuần.
Sau cuộc phẫu thuật dính thắng lưỡi, cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận. Phụ huynh tránh để bé ngậm vật cứng, không để trẻ sờ vào vết cắt. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn. mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho bé để làm sạch và tránh nhiễm trùng.
Trẻ nhỏ sẽ nhanh chóng hồi phục và có khả năng nói, phát âm bình thường. Trẻ không bị coi là trường hợp chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ hãy bắt đầu dạy trẻ chậm nói bật âm để con nhanh chóng bắt kịp sự phát triển theo đúng lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bản thân trẻ đã bị chậm nói nên dù đã cắt thắng lưỡi trẻ vẫn không thể bật âm bình thường thì nên đưa trẻ đi can thiệp.
Trong nhiều trường hợp, bé đã 3 đến 5 tuổi mới phát hiện dính thắng lưỡi, sau khi phẫu thuật, phụ huynh cần cho trẻ tham gia các lớp tập nói ở bệnh viện hoặc các trung tâm phục hồi chức năng để trẻ được hướng dẫn về những lỗi sai trong phát âm. Cha mẹ không nên chủ quan nghĩ rằng sau khi phẫu thuật, trẻ lớn sẽ tự phục hồi và nói được bình thường.
Trẻ chậm nói do dính thắng lưỡi đã có một khoảng thời gian dài nói và phát âm sai. Chính vì vậy, quá trình thay đổi cách phát âm, giúp con nói nhanh đúng lứa tuổi đòi hỏi cha mẹ cần có sự kiên trì và rèn luyện lại cho con từ những âm nhỏ nhất.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng chậm nói do dính thắng lưỡi. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện kiểm tra nếu nghi ngờ con bị dính thắng lưỡi, tránh để trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.