Top 10 cách dạy trẻ chậm nói giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ

Dạy bé chậm nói tại nhà là một cách giúp cải thiện khả năng giao tiếp và nâng cao vốn từ vựng của con. Phương pháp dạy tại nhà này chỉ có tác dụng cho những đứa trẻ bị chậm nói bình thường có độ tuổi từ 3 tháng đến 4 tuổi, nếu trẻ chậm nói kèm theo dấu hiệu tự kỷ hoặc dấu hiệu bất thường nào khác thì cha mẹ nên đưa con đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng can thiệp kịp thời.

dạy trẻ chậm nói
Dạy trẻ tập nói tại nhà có thể cải thiện khả năng giao tiếp của bé

10 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

Dạy trẻ chậm nói tại nhà chỉ có thể áp dụng cho các bé bị chậm nói đơn thuần. Trong trường hợp bé bị chậm nói kèm theo các dấu hiệu của bệnh trẻ tự kỷ hay các bệnh lý bẩm sinh thì cha mẹ nên cho con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra các phương pháp khắc phục phù hợp nhất với tình trạng của con.

Nói chuyện với bé nhiều hơn

Nói chuyện với con nhiều hơn có thể cải thiện khả năng giao tiếp của bé, ngay cả thời điểm bé chưa thể nói được. Trẻ sơ sinh rất hay hóng chuyện nên cha mẹ có thể nói những từ ngữ đơn giản để trẻ có thể bắt chước theo bản năng, lâu dần bé sẽ có thể nói lại theo những gì mà bố mẹ đã nói.

Khi nói chuyện, bố mẹ cần có sự kiên nhẫn và nói thật chậm, rõ ràng để bé có thể nghe rõ ràng hơn. Ngoài ra, bố mẹ có thể kết hợp ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với con. Đây là một cách rất hay và dễ làm nên cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện cùng con để cải thiện tình trạng chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Đọc sách cho bé nghe

Bố mẹ nên đọc những truyện cổ tích hay những vẫn thơ dễ nhớ để cho con có thêm những vốn từ vựng mới. Phương pháp này rất hữu hiệu đối với những đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Đọc sách cho bé nghe là một phương pháp hiệu quả

10 cách dạy trẻ chậm nói tại nhà
Bố mẹ nên đọc những truyện cổ tích hay những vẫn thơ dễ nhớ để cho con có thêm những vốn từ vựng mới.

Không bắt chước lời nói, hành động của bé

Tất cả những đứa trẻ khi tập nói đều phát âm không rõ ràng, nhiều bé còn nói ngọng, líu lưỡi. Chính vì vậy mà cha mẹ không được bắt chước những lời nói của con, tránh cho con học theo và hình thành thói quen khó sửa.

Tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với nhiều người

Dù trẻ chưa thể nói chuyện được nhưng cha mẹ vẫn nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều người bởi khi sự tiếp xúc này sẽ tạo điều kiện giúp trẻ dần hình thành ngôn ngữ của mình. Chính vì vậy, khi được tiếp xúc, học tập từ lời nói hành động của người khác thì bé sẽ trở nên nhanh nhẹn, có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn.

Hạn chế dùng điện thoại, tivi

Việc dùng điện thoại, tivi cũng có những tác dụng nhất định. Nhưng cha mẹ nên hạn chế cho con sử dụng những thiết bị điện tử này vì việc quá say mê những chương trình trên đây sẽ khiến trẻ không quan tâm đến việc tập nói.

Hát cho bé nghe

Cha mẹ nên hát những bài hát phù hợp với độ tuổi của bé cho bé nghe mỗi ngày để cho tình cảm của những người trong gia đình được gắn kết hơn. Ngoài ra, đây cũng là cách để trẻ ghi nhớ những từ ngữ mới một cách hiệu quả. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng đã được các chuyên gia công nhận và khuyên các bậc phụ huynh nên thực hiện hàng ngày.

Dạy trẻ tự giải quyết vấn đề của mình

Những đứa trẻ chậm nói thường dùng cử chỉ, hành động để biểu đạt mình muốn thứ gì đó. Lúc này, cha mẹ không nên thực hiện những mong muốn này của con mà cố gắng để trẻ tự làm hoặc biệt đạt bằng lời nói. Đây là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao khi có thể giúp trẻ tự lập mà không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ.

Cho con đi học lớp nhà trẻ

Hiện nay, do cuộc sống hiện đại và tính chất công việc nên nhiều cha mẹ thường bật tivi, điện thoại rồi để cho con xem một mình. Đây là cách không những không có tác dụng ngược lại còn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bé và khiến bé có thể bị cận thị sớm. Chính vì vậy, cha mẹ nên để con đến các lớp nhà trẻ để đi học chữ, tại đây chúng được tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa hạn chế tình trạng trẻ không nói chuyện với người lạ. Điều này sẽ giúp trẻ cởi mở, tự tin và có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.

Dạy bé học những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu

Khi ở gần bé, cha mẹ nên biểu đạt những cảm xúc, hành động của mình bằng những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu để bé có thể học theo. Ngoài ra, cha mẹ có thể chỉ vào những hình ảnh, đồ vật mà mắt bé hướng tới rồi gọi tên để tăng vốn từ vựng của bé. Đây là cách rất hiệu quả, giúp trẻ nhớ nhanh, nhớ lâu và tăng phản xạ ngôn ngữ của mình trong giao tiếp.

Dạy bé học những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu
Dạy trẻ những từ ngữ đơn giản dễ hiểu

Thường xuyên dạy con các bài học ngắn

Thường xuyên dạy con các bài học ngắn sẽ giúp con tạo được thói quen và giờ giấc cố định. Việc học như này cũng tốt hơn rất nhiều so với các bài học dài. Trong quá trình này, cha mẹ nên sử dụng các công cụ giảng dạy và nhiều hoạt động khác để thu hút sự quan tâm của bé.

Lưu ý bố mẹ cần biết khi dạy trẻ chậm nói

Dạy trẻ chậm nói là vấn đề không hề đơn giản đối với các gia đình khi có trẻ chậm nói. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói luôn là vấn đề nhiều gia đình quan tâm. Để đảm bảo cho áp dụng cho trẻ những phương pháp cải thiện tình trạng chậm nói, bố mẹ cần phải nắm rõ một số nguyên tắc sau:

  • Các thành viên trong gia đình nên thống nhất với nhau về một phương pháp dạy con để cùng đồng nhất
  • Hạn chế tối đa tình trạng trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính, tivi,…
  • Khi trò chuyện cùng trẻ, bố mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng, nhìn thẳng vào mắt trẻ để trẻ tập trung hơn trong giao tiếp
  • Bố mẹ dạy con tập nói nên nói với tốc độ chậm rãi, nói những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu
  • Khi giao cho con các vấn đề để con xử lý thì nên cho con thời gian để con xử lý vấn đề.
  • Bố mẹ nên trò chuyện với trẻ bất cứ lúc nào
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Trẻ bị chậm nói có các mốc phát triển ngôn ngữ không bình thường

Trên đây là những cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng, qua bài viết, các bậc cha mẹ đã tìm ra được cách cải thiện tình trạng chậm nói của con. Nếu không có tiến triển, hay đưa con đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và nhận những phương pháp can thiệp tốt và hiệu quả nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận