Chậm Nói Và Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Khác Nhau Thế Nào?

Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ là hai bệnh lý khó tách bạch, khiến các bậc cha mẹ dễ bị nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về hai bệnh lý này, giúp cha mẹ có cái nhìn chính xác nhất về tình trạng của bé.

Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ nhìn chung vẫn có sự khác biệt giữa 2 bệnh lý đó
Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ có phải là cùng một bệnh lý

Sự khác nhau giữa chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói hoàn toàn không liên quan đến khả năng nhận thức, khả năng nghe, hiểu và giao tiếp phi ngôn ngữ. Với trẻ chậm phát triển thì khác, trẻ chỉ có thể phát ra âm thanh, trẻ gặp khó khăn và hạn chế trong nhận thức, khả năng nghe, hiểu và cả giao tiếp phi ngôn ngữ. Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ dường như luôn đi kèm với nhau nhưng vẫn có sự khác nhau:

  • Chậm nói: Trẻ chậm nói có thể cố gắng nhưng gặp khó khăn trong việc tạo ra các âm thanh chính xác. Chậm nói không liên quan đến khả năng hiểu hoặc giao tiếp phi ngôn ngữ.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ: Liên quan đến việc hiểu và giao tiếp ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát âm chính xác một số từ nhưng không thể ghép từ thành câu có nghĩa. Trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc hiểu người khác.
Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ
Trẻ chậm nói gặp khó khăn trong việc phát âm

Để có thể phân biệt được chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, các bạn cần hiểu và phân biệt được giữa nói và ngôn ngữ. Nói và ngôn ngữ có thế phân biệt như sau:

  • Nói: Là hoạt động vật lý tạo ra âm thanh và phát âm các từ, là biểu hiện bằng lời nói của ngôn ngữ bao gồm phát âm.
  • Ngôn ngữ: Là khái niệm rộng hơn để chỉ toàn bộ hệ thống biểu lộ và tiếp nhận thông tin một cách có ý nghĩa. Hiểu và được hiểu thông qua giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ, văn bản…
Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ dễ bị nhầm lẫn gây lo lắng cho phụ huynh
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ gặp khó khăn trong vấn đề ghép câu và giao tiếp

Vậy nên có thể thấy rằng, chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Chậm nói là một trong những biểu hiện của chậm phát triển ngôn ngữ nhưng không có nghĩa là trẻ bị chậm nói thì sẽ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Chính vì vậy, cha mẹ rất lo lắng về vấn đề trẻ chậm nói có sao không, để không phải lo lắng thì cha mẹ nên để ý trẻ, xác định chính xác tình trạng của trẻ để có những biện pháp can thiệp hợp lý nhất.

Nguyên nhân của chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói vì sao là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Trẻ chậm nói đôi khi là do những khiếm khuyết ở miệng như các vấn đề về lưỡi hay hở hàm ếch. Nguyên nhân cũng có thể do trẻ gặp các vấn đề về răng miệng, có nghĩa là thông tin liên lạc tại các khu vực não chỉ huy vấn đề này kém hiệu quả.

Đứa trẻ gặp khó khăn trong sử dụng và phối hợp giữa môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh lời nói. Lúc này, bé không chỉ gặp khó khăn trong vấn đề nói mà còn gặp khó khăn trong một số hoạt động khác như ăn, uống.

Chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ có thể do dính thắng lưỡi ở trẻ
Trẻ bị các khiếm khuyết ở miệng

Vấn đề nghe cũng thường liên quan đến vấn đề chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Đó là lý do vì sao mà cha mẹ cần các bác sĩ kiểm tra tai của trẻ khi cha mẹ quan tâm đến vấn đề chậm nói của trẻ. Một đứa trẻ có vấn đề về thính giác sẽ gặp khó khăn trong việc khớp nối ngôn ngữ, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Thính giác không được tốt sẽ khiến bé bị chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ bị mắc các vấn đề về thính giác

Bài viết có thể bạn quan tâm: Bé Chậm Nói Có Phải Do Dính Thắng Lưỡi Không?

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ?

Có nhiều quan điểm cho rằng trẻ chậm nói tại mẹ không biết dạy. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Cũng giống như nhiều kỹ năng khác, nói và phát triển ngôn ngữ là các kỹ năng tự nhiên và cần được nuôi dưỡng. Đặc điểm về sự di truyền sẽ xác định đúng một phần thông tin về khả năng nói và phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, bé cần có một môi trường lý tưởng để phát triển các kỹ năng đó. Do đó nên cha mẹ cần tạo cho bé một môi trường thật tốt để bé có thể phát triển được tối đa các kỹ năng về nói và ngôn ngữ của bé.

Khi phát hiện dấu hiệu trẻ chậm nói, cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm phục hồi chức năng để có những đánh giá chính xác nhất về tình trạng của bé. Nếu bé chỉ bị chậm nói đơn thuần thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Nhưng nếu trẻ được đánh giá là bị chậm phát triển ngôn ngữ thì cha mẹ cần cho trẻ tham gia các buổi trị liệu về ngôn ngữ. Cha mẹ cũng nên có mặt quan sát và tìm hiểu về các buổi trị liệu để tham gia vào quá trình điều trị cùng bé. Đồng thời, các bác sĩ cũng đưa ra những lời khuyên giúp cha mẹ có thể dạy trẻ chậm nói tại nhà để cải thiện tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ.

Khi phát hiện con bị chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay
Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để cải thiện tình trạng của trẻ

Khi cha mẹ hiểu biết hơn về tình trạng của con thì cha mẹ nên học cách đề khuyến khích bé để bé có thể cải thiện khả năng chậm nói và phát triển ngông ngữ cho trẻ. Dưới đây là một vài gợi ý mà cha mẹ có thể thực hiện để giúp con cải thiện:

  • Dành nhiều thời gian để giao tiếp với trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh bằng cách nói chuyện, háy và khuyến khích bé bắt chước âm thanh, cử chỉ, hành động của mọi người xung quanh.
  • Đọc sách cho bé nghe từ sớm (ở giai đoạn 6 tháng tuổi). Bố mẹ không phải đọc trọn vẹn một cuốn sách cho bé mà hãy tìm những sách dành cho trẻ chậm nói, khuyến khích bé xem tranh và chỉ cho bé đặc điểm nhận dạng của các nhân vật trong tranh ví dụ như “cô áo đỏ”, “ông đeo kính” …
  • Sử dụng các tình huống hằng ngày để cải thiện tình trạng chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Ví dụ, chỉ và gọi tên các loại thực phẩm tại cửa hàng tạp hoá, giải thích cho bé những việc mà bạn đang làm như nấu cơm, rửa bát, quét nhà…, chỉ tên các đồ vật xung quanh nhà…
  • Đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ con ngay cả khi bé chưa thật sự hiểu rõ vấn đề đấy. Hãy đề cập đến những vấn đề đơn giản, bất kể ở độ tuổi nào của con thì nhận và xử lý các vấn đề sớm là phương pháp tốt nhất giúp cho trẻ chậm nói và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Cha mẹ cần học cách trị liệu chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ tại nhà cho bé
Sự đồng hành của cha mẹ là rất cần thiết trong việc cải thiện tình trạng của trẻ

Trên đây là thông tin về chứng chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Mong rằng, qua bài viết này, bố mẹ có thể có thêm những thông tin bổ ích giúp cho các bạn có thể phân biệt được hai bệnh lý này ở trẻ để có thể đưa ra các biện pháp can thiệp, cải thiện cho trẻ một cách hợp lý và chính xác nhất.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận