Chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ thường được nhiều bố mẹ hiểu lầm là giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế thì đây là hai hội chứng hoàn toàn khác nhau cả về ngữ nghĩa và dấu hiệu. Chính sự lầm tưởng này đã khiến quá trình can thiệp và chữa trị cho con bị kéo dài gây ảnh hưởng tới kết quả rèn luyện sau này. Vì vậy, để hỗ trợ bố mẹ hiểu rõ hơn về hai hội chứng này bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu sự khác nhau giữa chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ.
Sự khác nhau giữa trẻ chậm nói và chậm nói tự kỷ
Chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ thường là hội chứng mà nhiều bậc phụ huynh hay bị nhầm lẫn. Không chỉ vậy vì có nhiều biểu hiện bệnh ban đầu giống nhau nên khi xác định bệnh cũng nhiều bác sĩ kết luận nhầm. Điều này không chỉ khiến trẻ bị chậm thời gian điều trị mà quan trọng là thời điểm vàng can thiệp cũng đã trôi qua. Do vậy mà hầu hết các bậc cha mẹ khi tìm đến phương pháp chữa trị thì khi đó trẻ đều đã mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Vì vậy, để kịp thời nắm bắt được vấn đề bất ổn của con và kịp thời can thiệp bố mẹ hãy nắm rõ các dấu hiệu sau:
Đối với trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ nhỏ từ 0-2 tuổi là giai đoạn phát triển vàng khi hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Thời điểm này trẻ không chỉ có sự phát triển về hình dáng, cân nặng mà còn phát triển cả về ngôn ngữ. Do đó đây cũng là thời điểm mà nhiều bé xuất hiện các dấu hiệu của việc bất ổn ngôn ngữ. Cụ thể là bị tình trạng chậm nói hoặc không thể sử dụng ngôn ngữ chuẩn như các bạn cùng trang lứa. Và khi đó trẻ thường sẽ có các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ vẫn hoạt động, phát triển bình thường như các trẻ cùng trang lứa
- Trẻ thường dùng ánh mắt hoặc hành động thay vì nói khi bố mẹ trò chuyện, gọi tên hay hỏi trẻ
- Trẻ có giọng nói không tròn vành, rõ tiếng thường có giọng điệu khác thường
- Trẻ thường sử dụng hành động để nhờ tới sự trợ giúp của bố mẹ thay vì dùng ngôn ngữ
Đối với trẻ chậm nói tự kỷ
Bố mẹ thường nhầm giữa hai hội chứng chậm nói và chậm nói do bị tự kỷ. Tuy nhiên việc xác định bệnh chậm nói chỉ bằng quan sát là chưa đủ cơ sở để đánh giá. Bởi vì trẻ tự kỷ chậm nói có dấu hiệu khác hoàn toàn với chậm nói đơn thuần. Cụ thể là:
- Trẻ bước sang 1 tuổi nhưng chưa biết cách bật âm hay máy miệng để nói
- Trẻ không có các cử chỉ khi phát hiện ra những hiện tượng cử động xung quanh
- Trẻ thường có xu hướng chỉ chơi một vị trí và không thoải mái nếu bị yêu cầu chơi ở nơi khác
- Trẻ thường ngại giao tiếp hoặc lảng tránh việc tiếp xúc với người khác
- Trẻ thờ với tiếng gọi của bố mẹ, ông bà khi bị gọi tên
- Trẻ thường không thích người khác đụng vào người
- Trẻ không có nhận thức về việc tự dơ tay để yêu cầu bế ẵm
- Khi trẻ không được thỏa mãn yêu cầu thường la hét và làm hành động không tự chủ
- Các mốc phát triển quan trọng trẻ đều không đạt được chỉ số tối thiểu
Phương pháp khắc phục tình trạng trẻ bị chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ
Dù là trẻ chậm nói hay chậm nói do tự kỷ thì việc bố mẹ can thiệp sớm cũng sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội để phục hồi và phát triển tốt hơn. Vì vậy khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu chậm nói bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp sau:
Thường xuyên giao tiếp với trẻ
Giao tiếp với trẻ thường xuyên không chỉ kích thích trẻ hứng thú hơn với việc nói mà còn hình thành thói quen cho trẻ khi muốn giúp đỡ cần phải nói để được hỗ trợ. Tuy nhiên vì là hai đối tượng trẻ bị chậm nói khác nhau nên khi áp dụng phương pháp này bố mẹ cần phải chú ý tìm hiểu tâm lý của trẻ để áp dụng.
- Đối với trẻ chậm nói đơn thuần: Bố mẹ có thể thực hiện giao tiếp ở bất kỳ mọi nơi khi có cơ hội. Chẳng hạn khi tắm cho con mẹ có thể vừa trò chuyện vừa hỏi con để con trả lời. Hoặc khi đưa trẻ đi chơi mẹ hãy nói với bé hãy quan sát và kể cho mẹ nghe những gì con thấy… Với tính tò mò của trẻ con chúng sẽ nghĩ đó là một trò chơi và sẽ hứng thú hơn để tìm hiểu. Và mẹ nhớ hãy sử dụng lời khen để tán dương con khi còn trả lời đúng hoặc khích lệ và phân tích khi con trả lời chưa đúng.
- Đối với trẻ chậm nói tự kỷ :Thường khó giao tiếp nhưng nếu bố mẹ kiên nhẫn thì con vẫn có nhiều cơ hội để cải thiện nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ. Trước khi giao tiếp bố mẹ cần phải tạo được cảm giác an toàn cho bé bằng cách đáp ứng những yêu cầu của con. Sau đó hãy sử dụng những món đồ chơi trẻ yêu thích để thu hút trẻ. Cuối cùng hãy chơi cùng trẻ
Dành nhiều thời gian hơn cho con
Trẻ nhỏ chậm nói là do ít có cơ hội giao tiếp với mọi người xung quanh đặc biệt là bố mẹ. Do đó khi con có dấu hiệu bất ổn về ngôn ngữ bố mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để quan tâm tới con. Vì khi bạn quan tâm con sẽ tạo ra được năng lượng tích cực hơn khi học nói. Bên cạnh đó cũng có thể do nhiều bé thiếu hụt sự quan tâm của bố mẹ nên cũng gây ra ngại giao tiếp. Cho nên nếu có nhiều thời gian bố mẹ sẽ có thể hiểu con hơn và sẽ kịp thời khắc phục các vấn đề con đang gặp phải.
Nhất là khi có thời gian dành cho con bố mẹ cũng sẽ có thể dạy con giao tiếp bằng ngôn ngữ qua cách bố mẹ nói với con lời yêu thương. Đặc biệt là bố mẹ có thể dạy con cách phát âm, học nói khi đang chơi cùng con giúp trẻ hứng thú hơn với việc nói.
Đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám chậm nói
Chậm nói nếu không được phát hiện kịp thời sẽ khó để can thiệp và chữa trị hiệu quả. Lý do là trẻ chỉ có một giai đoạn vàng để can thiệp tốt nhất đó là khoảng từ 0-2 tuổi. Nên khi trẻ có các dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ bố mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám. Việc thăm khám không chỉ giúp bố mẹ có thể yên tâm hơn mà con cũng được can thiệp kịp thời nếu có tình trạng bất thường. Bên cạnh đó tùy từng trường hợp mà chuyên gia sẽ tiến hành xử lý theo các giải pháp sau:
- Đối với trẻ chậm nói : có thể tiến hành phẫu thuật với các b Và chỉ cần thực hiện theo đúng phác đồ thì tình trạng chậm nói của trẻ sẽ được cải thiện đến 80-90%. Thậm chí có nhiều bé còn có thể cải thiện hoàn toàn. Tuy nhiên với hội chứng này để đạt được hiệu quả cao nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở phục hồi ngôn ngữ để được hỗ trợ điều trị
- Đối với các trẻ chậm nói có kèm theo các dấu hiệu tự kỷ thì quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn và khó thực hiện tại nhà. Với các trường hợp này thường sẽ phải điều trị theo phác đồ riêng của các chuyên gia. Tùy vào từng biểu hiện bệnh các chuyên gia sẽ có phác đồ riêng điều trị theo từng giai đoạn. Và việc của bố mẹ sẽ phải cùng đồng hành để thực hiện với các chuyên gia hỗ trợ cho bé.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ cũng như cách phân biệt về hai hội chứng này ở trẻ nhỏ. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bố mẹ tìm hiểu các thông tin liên quan tới vấn đề chậm nói và chậm nói do tự kỷ. Nếu bố mẹ còn thắc mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé.