Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và hoạt động hàng ngày của trẻ. Đó cũng là lý do khiến nhiều bậc phụ huynh mong muốn tìm được các cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ để giúp trẻ có thể tái hòa nhập cộng đồng. Và bài viết hôm nay chúng tôi cũng sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu 5 cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ ngay tại nhà hiệu quả nhất nhé.
Review 5 cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ hiệu quả bố mẹ có thể áp dụng tại nhà
Trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ, trẻ chậm nói… nếu được can thiệp kịp thời có thể giúp trẻ đạt mốc phát triển bình thường. Do vậy khi thấy những dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu để được kiểm tra và tìm ra các phương pháp can thiệp cho trẻ rối loạn ngôn ngữ hữu hiệu nhất.
Bên cạnh đó thì bố mẹ cũng có thể áp dụng 5 phương pháp dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ sau đây:
Tích cực nói chuyện nhiều hơn với trẻ
Cách giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói hay rối loạn ngôn ngữ nhanh nhất đó chính là giúp trẻ có nhiều cơ hội hơn để học nói. Và việc mà bố mẹ dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con chính là những phương tiện tốt nhất để giúp con có thể học hỏi, bắt chước theo cách nói chuyện của người lớn.
Trong khi đó, bố mẹ khi trò chuyện với trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và mong muốn được nói nhiều hơn để tương tác lại với bố mẹ. Chính sự tương tác qua lại đó giúp trẻ hiểu được ngôn ngữ chính là cách có thể giúp trẻ giao tiếp với bố mẹ hay thông qua ngôn ngữ trẻ có thể nhờ bố mẹ giúp đỡ khi cần thiết.
Nhưng mấu chốt của vấn đề đó là không phải cứ nói chuyện nhiều với trẻ đồng nghĩa với việc trẻ sẽ cải thiện ngôn ngữ. Mà theo các chuyên gia phương pháp trò chuyện này chỉ thực sự hiệu quả khi bố mẹ áp dụng phương pháp này ngoài việc nói để giao tiếp với trẻ mà còn phải bằng mọi giá lôi kéo trẻ chú ý xem bố mẹ đang nói gì. Và để làm được thì bố mẹ cần phải thực sự kiên trì và nhẫn nại để có đủ can đảm để nói ngay cả khi trẻ không tương tác hay chú ý.
Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người
Thường những trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thường không thích được giao tiếp với người khác và thường trẻ thích chơi 1 mình. Điều đó không chỉ khiến cho trẻ càng bị bó hẹp bản thân vào một phía mà còn khiến trẻ bị hạn chế hơn vấn đề giao tiếp với mọi người.Do đó, bố mẹ hãy đưa trẻ ra ngoài thường xuyên hơn để trẻ có thể tiếp xúc với nhiều người và có thể khi thay đổi môi trường mới vấn đề của trẻ cũng sẽ được giải quyết.
Tất nhiên với một đứa trẻ đang không thích thú với việc phải giao tiếp với người khác mà bố mẹ lại đưa tới nơi đông người thì bé sẽ cảm thấy khó chịu và có thể chống đối bằng cách lảng tránh. Tuy nhiên khi trẻ được tiếp xúc trong một thời gian dài và quen dần với sự có mặt của nhiều người cũng như sự tương tác qua lại giữa mọi người với nhau thì khi đó tự khắc trẻ sẽ biết cách chấp nhận và hòa nhập cùng mọi người.
Quan trọng bố mẹ phải thật kiên trì và vững tin thì cả hai mới có thể giành được thành công và trẻ mới có thêm cơ hội để cải thiện trở lại
Hướng dẫn trẻ nói những câu đơn giản
Vấn đề trẻ đang gặp phải chính là khó tự biểu đạt được ngôn từ hoặc biểu đạt nhưng không rõ nghĩa. Do đó khi bố mẹ hướng dẫn cho trẻ luyện nói ở nhà thì nên sử dụng các câu nói ngắn và tăng dần độ khó khi thấy trẻ tiếp nhận được thông tin. Đồng thời trong suốt quá trình dạy thì bố mẹ nên lặp đi lặp lại nội dung nhiều lần để não bộ của trẻ có đủ thời gian ghi nhớ sau đó tăng dần lên.
Rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung
Với những trẻ rối loạn ngôn ngữ thì việc tập chung để theo dõi hay làm bất cứ điều gì cũng trở nên khó khăn. Do đó việc rèn luyện tốt khả năng tập trung sẽ giúp trẻ có thể cải thiện được tình trạng rối loạn ngôn ngữ bằng cách bố mẹ hãy giảm thiểu sự phân tâm của trẻ để tăng chú ý. Chẳng hạn như: Giảm tải thời gian cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại, máy tính.
Phòng tránh trẻ rối loạn ngôn ngữ bố mẹ nên làm gì?
Theo rất nhiều thống kê thì tình trạng trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ trong xã hội đang ngày càng tăng cao. Và tình trạng này có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái. Bé trai có tỷ lệ mắc phải các loại rối loạn ngôn ngữ nhiều hơn bé gái. Vì vậy, với những trường hợp trẻ đang không có những biểu hiện của chứng rối loạn ngôn ngữ thì bố mẹ cũng có thể áp dụng một số cách phòng ngừa dưới đây:
- Giới hạn thời gian xem tivi, điện thoại hay các trang thiết bị điện tử của trẻ
- Bố mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, với trẻ
- Cho con tiếp cận với nhiều loại đồ vật khác và hướng dẫn con cách đọc tên
- Tích cực cho trẻ chơi những món đồ chơi trí tuệ giúp phát triển trí não
- Phối hợp cùng nhà trường để giúp trẻ có môi trường rèn luyện tốt nhất
- Khích khích trẻ hát, nói, múa khi trẻ có nhu cầu
- Chú ý hơn với vấn đề dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn của trẻ
Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên tạo cho trẻ tiếp cận những sân chơi bổ ích, lành mạnh để trẻ có thêm nhiều môi trường tốt phục vụ cho việc rèn luyện.
Hy vọng 5 cách dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ và các phương pháp phòng tránh mà chúng tôi mới chia sẻ sẽ giúp bố mẹ có thể hiểu và áp dụng hiệu quả để dạy cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Và nếu trong quá trình hỗ trợ cho con bố mẹ gặp khó khăn hãy liên hệ tới các chuyên gia có chuyên môn để được hỗ trợ sớm nhất nhé.