Các loại rối loạn ngôn ngữ được phân loại theo các vị trí tổn thương tại hệ thần kinh trung ương. Để xác định rõ dạng rối loạn ngôn ngữ trẻ đang gặp phải, cha mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện để tiến hành kiểm tra, đánh giá. Tìm hiểu ngay các dạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và dấu hiệu nhận biết.
Phân loại các dạng rối loạn ngôn ngữ phổ biến
Phân loại rối loạn ngôn ngữ vô cùng đa dạng và thường được chia dựa trên vùng tổn thương và các cách thức trị liệu khác nhau. Hiện nay, rối loạn ngôn ngữ được chia thành 9 loại chính.
1. Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận (receptive language disorder) khiến trẻ gặp vấn đề khi trẻ nghe và đọc. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình học tập trong tuổi trưởng thành.
2. Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt
Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt (expressive language disorder) là loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em khiến trẻ gặp khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ. Biểu hiện bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là khả năng giao tiếp giảm sút và khó nói chuyện với người khác.
3. Rối loạn ngôn ngữ Broca
Rối loạn ngôn ngữ Broca thường gặp ở đối tượng sau tai biến. Rối loạn phân loại dựa trên tổn thương tại phần nắp trán, hồi trán giữa, thể vân ngoài. Ngoài ra, phần bao trước bê và chất trắng dưới vỏ tới quan não thất cũng gặp vấn đề.
Người bệnh mắc rối loạn ngôn ngữ Broca có khả năng thông hiểu bình thường. Tuy nhiên, khả năng nói chuyện lưu loát và lặp lại khả năng lời nói của có vấn đề.. Đi kèm với hội chứng này, người bệnh thường yếu liệt và cảm giác nửa người bị mất đi một cách đáng kể.
4. Rối loạn ngôn ngữ Wernicke
Rối loạn ngôn ngữ Wernicke xảy ra do một vùng lớn tại thái dương trên sau gặp tổn thương.
Trái ngược với rối loạn ngôn ngữ Broca, rối loạn ngôn ngữ Wernicke xảy ra do tổn thương về cảm giác. Khả năng nghe hiểu hoặc làm theo lời nói bằng hành động của người bệnh vẫn ổn định nhưng không thể nói câu dài, một câu trơn tru, đúng nhịp và ngữ pháp.
5. Rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ
Rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ xảy ra do tổn thương tại thuỳ trán bên trái. Người bị rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ có khả năng thông hiểu và lặp lại tốt. Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ là lộn xộn khi diễn đạt lời nói, trẻ diễn đạt kém, cách phát âm cũng trở nên khó khăn, không thể sắp xếp.
6. Rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ
Vị trí tổn thương dẫn tới rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên bỏ là tại điểm nối thái dương, chẩm và đỉnh sau hồi thái dương trên. Đặc biệt, vị trí này rất nguy hiểm vì có thể kéo sang tổn thương do rối loạn ngôn ngữ Wernicke.
Người bệnh có khả năng nói câu dài và đúng ngữ pháp nhưng không thể trả lời nội dung tương xứng với câu hỏi đặt ra. Trong một vài trường hợp người bệnh nói nhiều nhưng không có nghĩa.
7. Rối loạn ngôn ngữ xuyên vỏ hỗn hợp
Rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ do tổn thương của vùng trán sau, trước vỏ não vận động và tại thái dương.
Khi người bệnh mắc cả hai chứng rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ và rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vẻ là trẻ đang bị dạng rối loạn hỗn hợp. Người bệnh trong trường hợp này chỉ có khả năng lặp lại tốt. Khả năng nói lưu loát và thông hiểu bị suy giảm một cách đáng kể.
8. Rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền
Tổn thương gây ra rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền nằm tại khu trú tiểu thùy đỉnh dưới bên trái.
Người mắc rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền có khả năng thông hiểu và lưu loát ổn.Tuy nhiên, khả năng lặp lại bị thiếu hụt. Người bệnh thường trả lời quá dài, không lưu loát các các câu hỏi chính. Trong quá trình lặp lại lời nói, người bệnh không thể đọc thành chữ và thường thay thế một số từ khi diễn đạt lại.
9. Rối loạn ngôn ngữ toàn bộ
Rối loạn ngôn ngữ toàn bộ xảy ra khi bệnh nhân bị thương tại trung tâm nói cùng trước và sau vỏ não Rolando.
Thể rối loạn ngôn ngữ nặng nhất là rối loạn ngôn ngữ toàn bộ, trẻ nói nhiều nhưng không có nghĩa. Tất cả các chức năng liên quan tới ngôn ngữ của trẻ mất một cách trầm trọng. Đi kèm với đó chức năng ngôn ngữ vận động và ngôn ngữ cảm giác giảm hẳn.
Làm thế nào để xác định dạng rối loạn ngôn ngữ trẻ đang gặp phải?
Nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ gặp các rối loạn ngôn ngữ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và đánh giá. Các chuyên gia sẽ tiến hành lần lượt các bước để đánh giá tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Chuyên gia sẽ tiến hành kiểm tra thính lực của bé để xác định xem tình trạng rối loạn ngôn ngữ liệu có đến từ nguyên nhân thính giác. Ngoài ra, bé sẽ được đánh giá đang gặp phải dạng rối loạn ngôn ngữ nào, về lời nói hay ngôn ngữ. Trong một số trường hợp, việc học quá nhiều ngôn ngữ mới khiến trẻ không theo đúng được các mốc phát triển như đứa trẻ chỉ học một loại ngôn ngữ.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về các rối loạn ngôn ngữ thường gặp và phổ biến nhất hiện nay. Rối loạn ngôn ngữ khi không có phương pháp can thiệp phù hợp có thể sẽ ảnh hưởng tới tương lai và khả năng giao tiếp của trẻ.