Các bài tập chữa ngọng L và N bằng cách luyện phát âm tại nhà có thể giúp bé phát âm chuẩn hơn và cải thiện đáng kể vấn đề nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Và bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bố mẹ 3 bài tập sửa nói ngọng hiệu quả nhất cho trẻ để bố mẹ tham khảo.
Luyện tập ngay 3 bài tập chữa ngọng L và N giúp bé phát âm chuẩn
Khi trẻ nói ngọng L và N mặc dù không gây ảnh hưởng tới các vấn đề liên quan tới giao tiếp nhưng khi trẻ phát âm bị ngọng quá lâu cũng sẽ khiến trẻ dễ bị viết sai chính tả và ảnh hưởng nhiều tới vấn đề học tập. Do vậy nếu bé đang mắc phải tình trạng nói ngọng L và N thì bố mẹ hãy cùng con luyện tập các bài tập chữa ngọng L và N sau đây:
Bài số 1: Luyện tập phát âm với đơn lẻ N và L trong các từ ghép
Để thực hiện được bài tập luyện này bố mẹ cần chuẩn bị nhiều vốn từ ngữ có liên quan tới âm N và L. Tiếp đến sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện luyện âm hàng ngày với một khung giờ cố định.
Và dưới đây là một số gợi ý khi luyện tập phát âm với N mà bố mẹ có thể áp dụng
- Nao nao, nao núng
- Nung nấu, nóng nực
- Nắc nẻ, năng nổ
- Nảy nở, nảy nòi
- Núng na núng nính, nũng na nũng nịu, nằn nà nằn nì
- nức nở, nồi niêu, nao núng…
- Láo liêng, la lối, la làng
- Lạ lùng, lạc lối, len lỏi
- Lấm lem, lén lút, lũ lượt
- Lực lưỡng, lụt lội…
Lưu ý: Bố mẹ nên cho trẻ luyện phát âm liên tục trong nhiều ngày có thể 15 ngày hay nhiều hơn càng tốt cho đến khi trẻ dần quen với kiểu phát âm mới thì khi đó bố mẹ có thể giảm tải lại thời gian tập luyện
Bài số 2: Luyện tập phát âm kết hợp N và L
Sau khi trẻ đã quen dần với việc luyện phát âm đơn lẻ thì bố mẹ nên tiếp tục cho trẻ thực hiện việc luyện tập xen kẽ kết hợp giữa N và L. Chẳng hạn như:
- Kết hợp N trước L sau: Nản lòng, nai lưng, nặng lòng, nao lòng, nói nặng lời, nói lanh lảnh, nói lật lọng…
- Kết hợp L trước và N sau:
“ Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng”
Bài tập số 3: Luyện tập phát âm N và L trong các cuộc hội thoại
Những đoạn hội thoại ngắn có chứa âm N và L có thể giúp cho trẻ dễ dàng hơn trong việc tập luyện bởi đa dạng từ ngữ và trẻ có nhiều cơ hội để nói hơn. Đặc biệt là các đoạn hội thoại vừa giúp trẻ luyện phát âm vừa giúp trẻ học giao tiếp.
Để thực hiện bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ tham gia những đoạn hội thoại ngắn như:
Nam: Liên này! Liên đã thăm quan nước Lào lần nào chưa?
Liên: Liên đã đến nước Lào một lần, nhưng lâu lắm rồi, lúc Liên còn thiếu niên
Nam: Nam chưa một lần đến nước Lào, chắc nước Lào có nhiều nơi danh lam thắng cảnh đẹp lắm
Với những dạng hội thoại ngắn dạng như này trẻ có thể học nói được nhiều từ ngữ mới. Đồng thời trẻ cũng có thể học được cách phát âm chuẩn nhất đối với âm N và L, khắc phục hiệu quả tình trạng rối loạn ngôn ngữ. Cho nên bố mẹ hãy cho trẻ tập luyện thường xuyên hơn với các dạng bài đối thoại như này giúp trẻ có thể cải thiện tốt hơn vấn đề nói ngọng. Và khi trẻ đã luyện tập quen thì chắc chắn việc phát âm của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Nguyên nhân khiến trẻ mắc tật nói ngọng L và N
Nói ngọng là một hội chứng bắt gặp nhiều ở trẻ em nhưng nó cũng xuất hiện ở cả những người trưởng thành. Trong đó ngọng L và N là dạng phổ biến nhất của vấn đề nói ngọng ở trẻ. Tuy nhiên hiện vì sao trẻ nói ngọng L và N vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể nhưng tình trạng nói ngọng ở trẻ bị tác động bởi các yếu tố:
- Yếu tố vùng miền
Vấn đề ngọng L và N thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ nhưng không phải là không xuất hiện ở người lớn. Bởi vì hiện nay theo một số khảo sát trên một số địa bàn tỉnh thành phố ở Việt Nam thì tình trạng ngọng L và N xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em thậm chí là có những khu vực vấn đề nói ngọng lan ra cả khu vực mà theo các chuyên gia gọi là yếu tố vùng miền.
Trong đó phải kể đến các các tỉnh thành phố có số lượng người nói ngọng L và N nhiều nhất như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng… Chính vì vậy, theo thống kê thì người dân ở đây nhất là trẻ nhỏ có tỷ lệ nói ngọng L và N chiếm tỷ trọng nhiều nhất cả nước.
- Yếu tố giáo dục
Việc giảng dạy của giáo viên cũng là một phần tác động đến việc trẻ nói ngọng L và N. Bởi vì có một số giáo viên cũng do vài lý do như: vùng miền, thói quen…đã vô tình phát âm sai khiến cho quá trình tiếp thu của trẻ cũng dung nạp phải kiến thức không chuẩn xác. Điều này cũng được thấy rất rõ khi các giáo viên giảng dạy môn tiếng việt, ngữ văn dạy trong môi trường hoặc khu vực mà tỷ lệ người dân hay các giáo viên ở đây cũng thường xuyên dùng sai L và N.
- Cấu trúc bộ máy âm thanh bị khiếm khuyết
Một trong những yếu tố mà các chuyên gia nhận định trẻ bị mắc tật nói ngọng chính là do trẻ mắc phải các khiếm khuyết trong bộ máy phát âm thanh. Trong đó trẻ mắc phải các vấn đề như: hở hàm ếch, lưỡi ngắn… khiến cho việc phát âm của trẻ gặp khó khăn.
Bên cạnh đó cũng có những trẻ do khiếm khuyết về thính giác khiến cho khả năng nghe bị suy giảm cũng khiến trẻ khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin và dẫn tới trẻ hiểu sai ý của giáo viên cũng như phát âm sai từ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bài tập chữa ngọng L và N giúp bé phát âm chuẩn. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cho bố mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích để cùng con luyện tập và cải thiện tốt nhất.