Biểu hiện của trẻ nhút nhát thường ngại ngùng trước đám đông, không dám phát biểu, nêu lên ý kiến, thường xuyên chơi một mình. Ngoài những biểu hiện trên thì trẻ nhút nhát còn những biểu hiện đặc biệt khác. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng biết rõ hơn về những biểu hiện đó bố mẹ nhé.
Biểu hiện của trẻ nhút nhát
Trẻ nhút nhát thường hay có những biểu hiện ngại ngùng, nhạy cảm, thiếu sự tự tin nên rất ít khi thể hiện cảm xúc. Nhiều bố mẹ tinh ý có thể nhận ra những dấu hiệu đó của con. Tuy nhiên nhiều bố mẹ lại cho rằng đó là do tính cách của trẻ, không để lại vấn đề gì.
Bên cạnh những biểu hiện trên, trẻ nhút nhát có có những biểu hiện khác có thể dễ dàng nhận biết, bố mẹ nên quan tâm đến để giúp trẻ cải thiện tính cách này, thay đổi dần cuộc sống của trẻ.
1. Trẻ xấu hổ khi giao tiếp
Đây là biểu hiện thường thấy của trẻ nhút nhát. Khi giao tiếp với người khác, thậm chí những người thân quen hay người lạ, trẻ chỉ có những hành động gật đầu, lắc đầu. Có một số trẻ quá nhút nhát thì sẽ khóc và cảm thấy sợ hãi. Đây cũng là một trong những dấu hiệu trẻ chậm nói hay mắc phải.
2. Trẻ có xu hướng chỉ chơi một mình
Hầu hết những trẻ nhút nhát có rất ít bạn bè. Có thể là do trẻ tự ti và không biết cách để giao tiếp, làm quen với các bạn. Ngoài ra, trẻ chỉ thích chơi một mình, không muốn giao lưu với mọi người. Biểu hiện của trẻ nhút nhát này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ.
3. Trẻ không tự tin vào bản thân
Những trẻ nhút nhát, trẻ em chậm nói thường tự ti về bản thân, không dám nêu lên ý kiến cá nhân trong một đám đông hoặc tranh luận một vấn đề gì đó. Cũng vì thế mà trẻ thường nhụt chí, từ bỏ những thứ mình thích với suy nghĩ không thể làm được.
4. Trẻ khó diễn đạt
Theo các chuyên gia, có đến 70% trẻ mắc chứng nhút nhát rất khó để diễn đạt ý kiến cá nhân của mình do hạn chế về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Biểu hiện này cũng được hình thành chủ yếu là do trẻ không tự tin vào bản thân mình. Nếu biểu hiện diễn ra lâu không được cải thiện, có thể sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển về ngôn ngữ của não bộ trẻ.
5. Trẻ không chịu được áp lực
Trẻ nhút nhát thường rất khó có thể thích nghi với môi trường sống nếu như có xảy ra các vấn đề như: trẻ ốm, bố mẹ ốm, chuyển nhà, chuyển trường học,…Những sự kiện khiến trẻ phải thích nghi với một điều mới lạ sẽ khiến trẻ gặp phải khó khăn, khó thích nghi biểu hiện ra những thái độ, trẻ hay la hét.
6. Trẻ thường ỷ lại vào bố mẹ
Trẻ nhút nhát có xu hướng dựa dẫm vào người thân, đặc biệt là bố mẹ. Thay vì làm những việc mình muốn, cố gắng hoàn thiện công việc được giao thì trẻ sẽ ỷ lại vào bố mẹ. Không có ý chí, sự kiên trì mà thường dễ dàng bỏ cuộc.
7. Trẻ không thích đám đông
Những trẻ mắc chứng nhút nhát thường không thích đi đến những nơi có đông người, thâm chí có một số trẻ mắc thêm hội chứng sợ đám đông, có biểu hiện khóc thét khi đến đám đông, trẻ không nói chuyện với người lạ. Biểu hiện này kéo dài sẽ cản trở quá trình giao tiếp của trẻ và càng khiến chứng nhút nhát của trẻ trầm trọng hơn.
8. Trẻ làm việc không quyết đoán
Khi đưa ra yêu cầu cho trẻ nhút nhát, trẻ thường không tin tưởng vào khả năng của bản thân, vì vậy khi đưa ra ý kiến của bản thân trẻ thường do dự không biết đúng hay sai. Trẻ thường bị lung lay ý chí bởi những ý kiến xung quanh mà thay đổi theo. Biểu hiện này cũng cần được cải thiện dần để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
9. Trẻ không thích nghe những lời nhận xét, phản đối
Khi trẻ làm xong một việc gì đó, nếu như bố mẹ hoặc người khác nhận xét không tốt về việc làm của trẻ thì trẻ có dấu hiệu cảm thấy khó chịu, không bằng lòng và không tin vào lời nhận xét đó. Cũng vì biểu hiện này mà trẻ khó có thể tiếp thu được những kiến thức bổ ích mới.
10. Trẻ có xu hướng bắt nạt các bạn
Với những người bạn trẻ đã làm quen được, trẻ thường bắt nạt bạn bè để thể hiện bản thân không nhút nhát, lo sợ và thể hiện bản thân trước mặt mọi người. Biểu hiện này khá trái ngược với biểu hiện xấu hổ, tự ti của trẻ nhưng các nhà chuyên môn đã nhận ra nhiều trẻ nhút nhát đều có dấu hiệu chung này.
11. Trẻ không dám nhận lỗi
Trẻ nhút nhát thường sợ hãi, vì vậy khi gây ra một vấn đề gì đó, trẻ thường không dám nhận lỗi về phía mình mà đổ lỗi cho người khác. Mặc dù biết bản thân mình sai nhưng trẻ sợ hãi sẽ phải nhận hình phạt sau khi nhận lỗi. Biểu hiện này ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và khả năng nhận thức của trẻ về sau.
12. Trẻ không hay phát biểu ý kiến
Bố mẹ không chỉ có thể nhận biết biểu hiện của trẻ nhút nhát tại nhà mà ở trường hoặc các khu vực khác cũng có thể nhận ra những biểu hiện này. Trẻ thường lo sợ ý kiến của mình sẽ sai nên rất ít khi giơ tay phát biểu trong giờ học. Cũng do biểu hiện này đã khiến cho tình trạng học tập của những trẻ nhút nhát giảm sút đi.
Trẻ nhút nhát ở mức độ nào đáng lo ngại?
Sẽ không có mốc thời gian nào quy định về mức độ trẻ nhút nhát cần bố mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, khi bắt đầu thấy con có những biểu hiện về sự nhút nhát, bố mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra và tìm ra các phương pháp dạy trẻ nhút nhát.
Có nhiều phụ huynh mặc định là tính cách của con từ khi sinh ra đã như thế nên không cần tác động, khi lớn lên con tự khắc mạnh dạn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tính nhút nhát của trẻ sẽ tăng dần nếu như không được tác động và cuộc sống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng tuỳ thuộc vào mức độ nhút nhát, chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Hầu hết những biểu hiện của trẻ nhút nhát đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng nhận thức của trẻ. Đây đều là những chứng cần phải can thiệp để giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Nếu như cha mẹ kéo dài tình trạng của con có thể khiến con mắc phải những chứng nguy hiểm hơn như: trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, trầm cảm,…Vì vậy, thay vì chờ đến khi mức độ nhút nhát của con nghiêm trọng mới tác động của con thì bố mẹ nên cho bé được can thiệp sớm nhất để dần thay đổi cuộc sống cho con.
Trên đây là những thông tin chi tiết về biểu hiện của trẻ nhút nhát cho những bố mẹ biết rõ hơn. Hy vọng với những thông tin có trong bài viết, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về các biểu hiện này để nhận biết con nhút nhát và có phương hướng cải thiện cho con. Nếu còn thắc mắc vấn đề gì về trẻ nhút nhát, mời bình luận bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết tiếp theo.