Bài tập thở chữa nói lắp có thể hỗ trợ tình trạng nói lắp, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, giải pháp này cũng được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi nó giúp cho trẻ có thể kéo dài hơi thở và khi nói không bị cảm giác hụt hơi, mất chữ… Để hiểu hơn về phương pháp này thì bố mẹ có thể tham khảo 3 bài tập thở chức nói lắp cực hiệu quả tại nhà mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Hướng dẫn 3 bài tập thở chữa nói lắp tại nhà hiệu quả nhất
Nói lắp ở trẻ gây ảnh hưởng tới việc giao tiếp xã hội và việc học của trẻ rất nhiều. Bởi vậy khi trẻ có những dấu hiệu bất thường của việc sử dụng ngôn ngữ thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ.Bên cạnh đó bố mẹ cũng có thể rèn luyện cho con cách tập thở theo 3 bài tập sau đây:
Bài số 1: Bài tập duy trì hơi thở đều đặn
Tật nói lắp khiến trẻ thường xuyên nói chuyện bằng giọng điệu gấp gáp, hụt hơi. Bởi vậy khi rèn luyện duy trì hơi thở đều đặn trẻ sẽ được rèn luyện sự bình tĩnh và sử dụng ngôn từ một cách phù hợp hơn.
Để thực hiện bố mẹ cần làm như sau:
Chuẩn bị nơi tập tốt nhất cho trẻ:
- Không gian yên tĩnh, nhiều ánh sáng
- Lựa chọn vị trí ngồi thoải mái ( ngồi ghế hoặc ngồi thảm)
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bố mẹ và ngồi đối diện với nhau
- Bước 2: Bố mẹ hướng dẫn trẻ các hít hơi thật sâu. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
- Bước 3: Thực hiện lại thao tác ở bước 2 khoảng 10 phút mỗi ngày
Lưu ý: bố mẹ nên hướng dẫn trẻ hít thật sâu và giữ lại hơi thở trong lồng ngực trong khoảng 2 đến 3 giây và thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Và hãy khuyến khích trẻ tập thở thường xuyên hàng ngày để duy trì được hơi thở lâu hơn.
Bài tập số 2: Tập thở bằng bụng
Cách thở bằng bụng dành cho trẻ nói lắp cũng được coi là cách can thiệp tốt nhất cho trẻ phát triển rối loạn ngôn ngữ, trẻ nói lắp. Và để tập luyện thì bố mẹ hướng dẫn trẻ như sau:
Chuẩn bị không gian tập: Có thể là phòng khách, ngoài vườn, phòng ngủ… Những nơi mà trẻ cảm thấy thoải mái và yên tĩnh để sẵn sàng tập luyện
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bố mẹ và trẻ ngồi đối diện với nhau ở phạm vi phù hợp
- Bước 2: Bố mẹ hướng dẫn trẻ khoanh chân ngồi thẳng lưng trên thảm
- Bước 3: Hướng dẫn trẻ hít thật sâu bằng mũi để kéo căng bụng sau đó thở ra bằng mũi và bụng.
- Bước 4: Thực hiện thao tác ở bước 3 vài lần trong ngày
Lưu ý: Bài tập thở chữa nói lắp này chỉ có nên tập luyện vài lần trong ngày vì bài tập này rất tốn sức và có thể khiến trẻ cảm thấy không thoải mái khi tập
Bài tập số 3: Kết hợp rèn luyện thể thao và tập thở
Trẻ có thể tập các bài tập thở khi tập thể thao để giúp cho cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Và thường những bài tập thở dạng này có lại có rất nhiều trong những bài tập như: yoga, múa, võ thuật…
Do đó bố mẹ có thể cho con tham gia các lớp học tại lớp hoặc có thể cùng con luyện tập tại nhà thông qua các thiết bị điện tử có kết nối mạng.Trong trường hợp rèn luyện cho trẻ tại nhà thì bố mẹ cần phải chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tập luyện như: thảm tập, đồ bảo hộ, giày tập…
Sau khi đã có đầy đủ trang thiết bị bố mẹ hướng dẫn trẻ cùng tập luyện các động tác uốn dẻo đơn giản có kết hợp tập thở. Đặc biệt nên yêu cầu trẻ thường xuyên duy trì hơi thở để khi tập không bị đuối sức và bị mệt.
Lưu ý: Quá trình trẻ tập luyện cần có sự theo dõi của bố mẹ hoặc người lớn khác để đảm bảo cho trẻ an toàn khi tập luyện
Lưu ý khi dạy trẻ các bài tập thở chữa nói lắp tại nhà
Nguyên nhân nói lắp ở trẻ được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau và mỗi trẻ sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện của chứng nói lắp khác nhau. Tuy nhiên khi bố mẹ phát hiện trẻ mắc chứng nói lắp sớm thì trẻ vẫn có cơ hội để cải thiện và phục hồi. Do đó trong quá trình bố mẹ áp dụng các bài tập thở để cải thiện nói lắp cho trẻ tại nhà thì bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Luyện nói sau khi tập thở
Bản chất cuối cùng của việc áp dụng các bài tập thở để chữa nói lắp chính là giúp trẻ có thể duy trì tốt hơn trong việc lấy hơi khi nói. Do đó khi bố mẹ hướng dẫn trẻ luyện tập thở thì bố mẹ nên để trẻ luyện nói ngay sau khi con rèn luyện tập thở thành công.Việc kết hợp giữa luyện thở và luyện nói sẽ giúp trẻ có thể thực hành và rèn luyện để cải thiện vấn đề nói lắp.
- Lựa chọn bài tập thở phù hợp với trẻ
Bố mẹ có thể can thiệp cho trẻ bằng các bài tập thở để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nói lắp. Tuy nhiên không phải tất cả các bài tập đều có thể áp dụng cho tất cả các bé. Và bố mẹ nên lựa chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe của trẻ để tránh trẻ phải tập luyện quá sức.Đặc biệt, quá trình tập luyện bố mẹ nên thực hiện lần lượt từ dễ đến khó. Và mức độ sẽ tăng dần khi trẻ đã làm tốt ở các bước phía trước.
- Kiên trì rèn luyện
Bố mẹ nên rèn cho trẻ tính kiên trì luyện tập thường xuyên để cải thiện tình trạng tốt hơn. Bởi vì nếu trẻ tập luyện ngắt quãng thì vấn đề này sẽ khiến cho tình trạng của trẻ bị gián đoạn. Đồng thời trẻ cũng sẽ không còn hứng thú để luyện tập.Do đó, bố mẹ luôn cần tạo động lực và thường xuyên rèn luyện cùng trẻ để trẻ có động lực để rèn luyện.
Nếu tình trạng nói lắp của trẻ không được cải thiện, cha mẹ nên cho bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và có biện pháp can thiệp phù hợp. Việc chữa nói lắp ở đâu rất quan trọng, bạn nên tìm đến những đơn vị uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Nói lắp ở trẻ sẽ khiến trẻ gặp nhiều cản trở trong việc giao tiếp bởi vậy khi trẻ được can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có thể cải thiện tình trạng nói lắp. Do vậy, khi bố mẹ phát hiện trẻ gặp cản trở trong quá trình dùng ngôn ngữ thì bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được nhận lời khuyên từ chuyên gia. Bên cạnh đó hãy áp dụng thường xuyên hơn các bài luyện thở ngay tại nhà cho bé để giúp trẻ cải thiện nhanh hơn.