Trẻ Chậm Phát Triển: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Thời điểm can thiệp

Trẻ chậm phát triển gây ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển sau này của trẻ về thể chất, nhận thức, hành vi… Chính vì vậy việc nắm bắt được các dấu hiệu, nguyên nhân của trẻ chậm phát triển sẽ giúp bố mẹ có thể kịp thời can thiệp để giúp con cải thiện và phục hồi tối đa các chức năng bị khiếm khuyết.

Trẻ chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển gây ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển sau này của trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển (vận động, ngôn ngữ nhận thức…) gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình trẻ lớn lên bởi vậy theo các chuyên gia thì việc phát hiện ra các dấu hiệu sớm của trẻ chậm phát triển sẽ giúp các chuyên gia có thể hỗ trợ can thiệp để giúp trẻ cải thiện và không gây cản trở quá trình phát triển sau này của trẻ.

Trong đó các chuyên gia chỉ ra các dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi
  • Trẻ không có phản ứng ngẩng đầu khi trẻ được bế từ tư thế nằm ngửa
  • Cổ của trẻ sau hai tháng tuổi vẫn chưa cứng để sẵn sàng cho việc học lẫy
  • Khi được bế trẻ có hành động duỗi lưng và cổ một cách quá mức
  • Trẻ xuất hiện tình trạng cứng hai chân, bắt chéo chân… khi được bế
Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ chơi
  • Khả năng tự nâng và điều khiển đầu gặp khó khăn
  • Trẻ không thể điều khiển tay để đưa đồ lên miệng
  • Chân của trẻ không có phản xạ khi đứng trên bề mặt không bằng phẳng
  • 4 tháng tuổi vẫn còn phản xạ Moro
  • Trẻ vẫn xuất hiện phản xạ co duỗi không cân xứng khi ở mốc 5 đến 6 tuổi
  • Trẻ không thể tự ngồi dù đã 6 tháng tuổi
  • Trẻ chậm lật
Giai đoạn trẻ 7 đến 9 tháng tuổi
  • Trẻ khi ngồi vẫn không thể kiểm soát đầu
  • Trẻ vẫn chưa thể tự đưa đồ ăn vào miệng
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp cận đồ vật trẻ thích
  • 9 tháng tuổi vẫn chưa thể tự ngồi độc lập
Giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi
  • Trẻ bò không vững và nhìn như kiểu trẻ đang bò lết
  • Trẻ không bò hoàn toàn
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc đứng dù đã được hỗ trợ
Giai đoạn 13 tháng đến 24 tháng
Trẻ 36 tháng
  • Trẻ không thể giữ thăng bằng khi đi và thường xuyên ngã
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc di chuyển lên cầu thang
  • Trẻ chảy nước dãi liên tục
  • Trẻ khó khăn trong việc sử dụng tay để di chuyển đồ vật dù đó là đồ nhỏ
  • Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • Trẻ kém tập trung, khó hiểu những thông tin mà trẻ tiếp nhận được
  • Khả năng ghi nhớ kém
  • Trẻ nói không rõ

Như vậy việc phát hiện sớm các dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ sơ sinh sẽ giúp con có cơ hội cải thiện và phục hồi sớm.

Do đó khi cha mẹ thấy con có những dấu hiệu bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên sâu để trẻ được kiểm tra và khám sức khỏe tổng quát.

Đồng thời thông qua kết quả các chuyên gia sẽ đưa ra được những giải pháp can thiệp tốt nhất cho tình trạng mà trẻ đang mắc phải để giúp con không bị kìm hãm sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển có dấu hiệu gặp khó khăn khi bò

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển chịu sự tác động của nhiều yếu tố và dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển mà bố mẹ nên nắm bắt được để kịp thời theo dõi và quan sát con.

Trẻ chậm phát triển do di truyền
  • Bố mẹ gặp phải các bất thường về hệ thần kinh di truyền sang con
  • Rối loạn chuyển hóa của bệnh Phenylceton niệu gặp ở bố mẹ di truyền sang con
Trẻ gặp các vấn đề trong khi mẹ mang thai
  • Mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá
  • Mẹ dùng rượu bia, chất kích thích trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên
  • Mẹ mắc bệnh rubella, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm virus khi mang thai
  • Mẹ mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ
Trẻ gặp phải các biến chứng sau sinh
  • Trẻ sinh non chậm phát triển
  • Trẻ gặp các khiếm khuyết về thính giác, thị lực….
  • Trẻ suy dinh dưỡng bào thai
  • Trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ khiến trẻ gặp di chứng bởi các bệnh thủy đậu, sởi…
  • Trẻ bị virus và sốt cao gây ảnh hưởng não bộ
  • Trẻ gặp phải các chấn thương trong quá trình vui chơi
Trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống
  • Trẻ sinh sống ở nơi có nhiều chất độc hại, hóa chất, sóng từ
  • Trẻ sống trong môi trường không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng
  • Trẻ sống trong môi trường có nhiều người mắc chứng chậm phát triển

Bên cạnh đó, có một số trẻ do bị mắc chứng tự kỷ, bại não… cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ cũng như khiến trẻ bị cản trở và chậm phát triển hơn các bạn khác.

Do đó, khi trẻ có bất kể bất thường nào trong quá trình phát triển thì bố mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được kiểm tra và kịp thời can thiệp cho trẻ.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ chậm phát triển
Trẻ chậm phát triển bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau

Trẻ chậm phát triển thời điểm nào can thiệp tốt nhất

Trẻ chậm triển nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ để lại nhiều hệ lụy cũng như cản trở việc phát triển của trẻ.

Vậy việc phát hiện và can thiệp cho trẻ càng sớm sẽ giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để cải thiện, phục hồi và kịp thời bắt kịp tiến độ của mốc phát triển của các trẻ bình thường khác. Vì vậy, khi cha mẹ thấy bé chậm phát triển chiều cao và cân nặng hay chậm phát triển ngôn ngữ hãy cho bé đến khám tại các trung tâm có uy tín để được hỗ trợ can thiệp sớm nhất.

Trong đó các chuyên gia chỉ ra rằng những trẻ bị chậm phát triển nên được can thiệp sớm trong giai đoạn vàng ( từ 0 đến dưới 3 tuổi) của trẻ để đạt được kết quả cải thiện tốt nhất. Bởi vì ở giai đoạn trẻ từ 0 đến dưới 3 tuổi hầu hết các chức năng cũng như các cơ của trẻ vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển nên việc uốn nắn hay điều chỉnh sẽ dễ dàng hơn khi các bộ phận đã phát triển hoàn thiện.

Chẳng hạn như những trẻ có cơ cổ yếu khiến bé bị nghiêng đầu sang một bên làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ trong các vấn đề vận động sau này như: trẻ chậm lẫy, trẻ trốn bò… thậm chí là còn ảnh hưởng tới vấn đề cột sống sau này của trẻ.

Tuy nhiên tại thời điểm trẻ còn sơ sinh nếu bố mẹ phát hiện trẻ bị vẹo cổ có thể cho con tham gia can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ thì tình trạng này của con sẽ có những thay đổi rõ rệt. Thậm chí là khỏi hoàn toàn nếu vấn đề của con không phải do những yếu tố bệnh lý nghiêm trọng gây ra.

Sở dĩ đạt được thành quả như vậy bởi vì thời điểm này cơ cổ của trẻ còn mềm nên việc tác động trị liệu bằng phương pháp vật lý giúp làm mềm khối u ở cổ và cải thiện các chức năng ở khu vực dây chằng quanh cổ. Chính vì vậy vấn đề của trẻ được cải thiện và có thể thực hiện tốt việc kiểm soát và điều khiển đầu.

Do đó, với những trường hợp khác khi nhận thấy dấu hiệu trẻ chậm phát triển thể chất, ngôn ngữ hay trí tuệ nếu cha mẹ kịp thời phát hiện và can thiệp thì con sẽ có cơ hội để cải thiện và phục hồi sớm hơn. Cho nên các chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cảnh giác với những thay đổi bất thường của trẻ và nên đưa trẻ đi kiểm tra khi có những dấu hiệu đó.

Việc kiểm tra không chỉ giúp trẻ sớm được can thiệp điều trị mà còn giúp con giảm đau, tăng cường sức khỏe để có một thể chất khỏe mạnh hơn cũng như là giúp con không bị bỏ lỡ bất kỳ một mốc phát triển quan trọng nào.

trẻ chậm phát triển
Thời điểm can thiệp tốt nhất cho trẻ chậm phát triển là ở giai đoạn 3 năm đầu sau sinh

Hy vọng thông qua các thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân dẫn tới việc trẻ chậm phát triển thì bố mẹ có thể nắm bắt được các thông tin quan trọng và cùng đồng hành với con để giúp con được cải thiện sớm nhất. Bên cạnh đó nếu bố mẹ vẫn còn gặp khó khăn trong việc xác định thời điểm can thiệp cho con thì hãy tìm tới các chuyên gia để được hỗ trợ những kiến thức chuyên ngành.

Đăng ký theo dõi
Thông báo về

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem toàn bộ bình luận